Chuyên Đề An Toàn Sức Khỏe Nghề Nghiệp và Môi Trường Tháng 01/2020
CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG THÁNG 01/2020
BỨC PHÁ THÀNH CÔNG
Thành công là điều mà ai cũng mong muốn đạt được trong cuộc sống cho dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thành công và trở thành người dẫn đầu trong công việc?
Mỗi người chúng ta được tạo ra để chiến thắng, gây ấn tượng và truyền cảm hứng. Nhưng tại sao luôn có người can đảm, nhạy bén, luôn hướng đến những chuẩn mực cao hơn, còn có những người lại mãi sống ở “vùng an toàn”.
Vậy làm sao để ta vượt lên khỏi “vùng an toàn”, thoát khỏi mức trung bình? Sau đây là một số quan niệm sống của những người luôn biết vượt lên trong cuộc sống để theo đuổi những mục tiêu lớn lao:
Rõ ràng đa phần những người qua có quan niệm bức phá vươn lên sẽ thành công, cuộc sống viên mãn, hạnh phúc hơn những người quan niệm mức trung bình, nguyên do để họ khác biệt và thành công như thế nào hãy cũng tìm hiểu các thông tin bên dưới.
Mối nguy hiểm của “vùng an toàn” là gì?
Có một câu chuyện kể về vùng đất của những chú chim được sinh ra với sải cánh rộng lớn, nhưng chưa bao giờ cất cánh bay lên khỏi mặt đất. Vì vùng đất thật trù phú nên chúng chỉ cần kiếm ăn ngay trên cạn, và đôi cánh khi ấy chỉ khiến việc di chuyển trở nên khó khăn và nặng nhọc. Không ai chỉ cho chúng cách bay, hay khiến chúng nhận ra đôi cánh chính là thứ sẽ giúp chúng bay cao hơn, đi xa hơn với tầm nhìn rộng lớn hơn.
Rồi một ngày, thảm họa ập đến, với sự kích thước và sự khệnh khạng to lớn của đôi cách, định mệnh của chúng có lẽ sẽ kết thúc ở đây. Trong đàn, khi ấy, có một con chim mạnh mẽ dang rộng đôi cánh bổ nhào vươn mình ra từ vách đá cheo leo. Sức gió nâng dần đôi cách rộng lớn, kéo nó lên cách xa khỏi mặt đất và dòng lũ, vươn lên đến bầu trời.
Từ đó, những con chim khác học theo để tìm cách thoát khỏi tai họa đang đến. Dần dần theo thời gian, chỉ còn một số ít loài chim không biết bay, số còn lại đều có thể bay liệng thành thạo trên bầu trời.
Vùng an toàn là nơi ta cảm thấy an tâm và yên ổn bởi sự ổn định của những thứ đã sẵn có.
Không dám bước ra khỏi “vùng an toàn”, bạn đang khiến cuộc sống của chính mình lụi tàn dần: Lựa chọn sự thoải mái, ổn định là chấp nhận cảnh đời tầm thường, muôn đời không có cơ hội thành công.
Thế nên chúng ta phải thật nhanh bước ra khỏi vùng an toàn của mình, phải hành động ngay bây giờ. Chúng ta luôn nghĩ rằng thoát khỏi vùng an toàn là làm những chuyện lớn lao, đưa ra những quyết định vận mệnh, thực ra đôi khi đó chỉ là can đảm nói lời yêu thương với những người xung quanh, thay đổi một thói quen, cách làm việc, con đường về nhà hay nhận một nhiệm vụ mới,…
Chỉ khi bước ra khỏi đó, chúng ta mới có cơ hội để khám phá những tiềm năng vốn có của mình, từ đó tìm kiếm hạnh phúc và sự viên mãn trong cuộc sống.
Tư duy đột phá là gì?
Để thoát khỏi vùng an toàn, trước tiên chúng ta cần phải thay đổi tư duy.
Tư duy của chúng ta đa phần vẫn nằm trong vùng an toàn và không thoát ra được những khuôn mẫu đã dập khuôn vào não chúng ta trước đó, vì vậy chúng ta phải học cách tư duy đột phá.
Tư duy đột phá được xem như là một kĩ năng vô cùng cần thiết trong cuộc sống ngày nay. Và để có được tư duy đột phá thì không phải cứ sinh ra là đã có.
Hành trình thoát khỏi “vùng an toàn”
Từ nghiên cứu của mình và thử nghiệm, tác giả Johnah Sachs của quyển sách “Thay đổi tư duy bức phá thành công” đã vẽ ra những lộ trình để thoát khỏi vùng an toàn, tóm tắt như sau:
1.Lòng dũng cảm
Các bạn hãy coi việc các bạn thay đổi tư duy của mình là cuộc chiến với chính bản thân chúng ta, buộc chúng ta phải có lòng dũng cảm để dám đối mặt, dám thay đổi. Nền tảng lòng dũng cảm là nền tảng cần thiết để bước đi những bước đầu tiên trên hành trình tư duy bứt phá.
Vậy làm thế nào để rèn luyện lòng dũng cảm?
- Tìm kiếm các khoảnh khắc ít kích động: Khi ít kích động chúng ta sẽ có thể sáng tạo ở mức cao hơn. Còn khi chúng ta kích động mạnh thì dường như khả năng sáng tạo, bứt phá từ não bộ chúng ta sẽ trở nên kém hơn.
- Chấp nhận sự lo lắng như là một phần của hành trình: Khi chúng ta né tránh trước tình huống thì chúng ta càng nhiều lo âu. Thay vì đó, những lo lắng về khó khăn nếu xem là cơ hội thì càng gợi óc tưởng tượng của bản thân.
Tìm kiếm những tình huống đẩy bạn ra khỏi vùng an toàn. Chú ý đến cảm xúc của bạn khi trải nghiệm điều đó. Bằng cách cẩn thận quan sát cách mình phản ứng, có thể bạn sẽ thấy trải nghiệm này quý giá và có lẽ còn thú vị hơn những sự việc dễ dàng, thoải mái trước đây.
- Tái hình dung nỗi sợ là nhiên liệu của sự sáng tạo: Đôi khi sợ hãi lại là dấu hiệu giúp bạn có sự bùng nổ về sáng tạo.
2. Động lực
Chúng ta cần năng lượng để duy trì sự thử nghiệm và thách thức với những phương pháp mới trong công việc. Những điều cần lưu ý là gì?
- Sử dụng sức mạnh động lực để luôn tràn đầy sinh lực: Chúng ta nên hướng sự tập trung của bản thân vào động lực nội tại, hoặc những cái gì mà chúng ta yêu thích, đó là cội nguồn năng lượng sáng tạo sâu thẳm nhất của mỗi chúng ta.
- Đặt mình vào dòng chảy: Dòng chảy xảy ra khi chúng ta biết bản thân cố gắng đạt được điều gì, trình độ hoặc kỹ năng của chúng ta bằng hoặc nhỏ hơn mức thách thức và phản hồi thường xuyên. Khi đó bạn sẽ tìm được nguồn động lực nội tại.
- Để những phút phân tâm hiệu quả với chính bạn: Sự xao lãng vô thức sẽ giết chết sự sáng tạo của chúng ta. Và vì thế sự phân tâm cần phải để chúng có hiệu quả tạo nên nguồn sáng tạo vô tận trong bạn như Da Vinci tạo nên điều kì diệu khi đi bộ thư thái trên con phố của Venice.
3.Sự học hỏi
Làm thế nào để có lợi thế về chuyên môn mà tư duy của chúng ta vẫn nhanh nhẹn, đồng thời học hỏi thêm từ những người mới?
- Dành thời gian khiến bạn làm việc ở vị thế của người mới bắt đầu: Khi bạn ở vị trí của người mới bắt đầu, đòi hỏi bạn làm từ đầu, tư duy từ đầu và những định kiến sẽ được phá vỡ. Khi đó bạn sẽ có sự sáng tạo.
- Đừng cố gắng để giống như một chuyên gia: Khi bạn tỏ ra là một chuyên gia, bạn sẽ dễ mắc sai lầm và bạn sẽ không còn muốn học hỏi điều gì nữa. Vì thế khiêm nhường sẽ giúp bạn có lợi thế hơn.
- Dành thời gian đưa ra quyết định quan trọng càng lâu càng tốt: Khi chúng ta quyết định nhanh chóng thì rõ ràng chúng ta luôn đóng băng vào điều đó.
4. Sự linh động
Làm sao chúng ta biết được sức mạnh, giới hạn trực giác và lợi thế của ý tưởng phản trực giác?
- Hãy để ý đến trực giác của bạn: Thường chúng ta không trọng dụng trực giác nhưng nó lại rất cần thiết. Cảm nhận nhiều hơn về ý tưởng của mình thì chắc chắn bạn sẽ có nhiều cảm hứng hơn.
- Không nên tin trực giác một cách mù quáng: Trực giác có đúng nhưng cũng có sai. Nên chúng ta phải biết cách kiểm tra trực giác của mình không nên lúc nào cũng tin trực giác một cách tuyệt đối.
Hãy luôn kiểm tra trực giác của bạn, bởi chúng dễ bị ảnh hưởng bởi lối mòn tư duy sai lệch.
- Phá vỡ những định kiến của bản thân: Sự kết hợp giữa trực giác và óc phân tích có thể giúp chúng ta vượt qua những định kiến của bản thân, phát hiện những đột phá khác thường.
- Chấp nhận những điều khó hiểu và vô lí: Đôi khi có những điều chúng ta không thể giải đáp. Đeo bám quá lâu cũng chưa chắc giúp chúng ta tư duy tốt lên. Mà hãy chấp nhận và nghĩ thoáng ra lại là giải pháp đặc biệt.
5. Đạo đức
Dưới đây là một vài điều bổ ích và sẽ giúp các bạn rất nhiều trong cuộc sống.
- Thực hành bất tuân: Tuân thủ quá sẽ hạn chế sự sáng tạo, nhưng bất tuân thủ mà thiếu cân nhắc thì lại thiếu khôn ngoan.
Khi bạn gặp các quy tắc hạn chế sự sáng tạo của mình, trước tiên hãy đề nghị thay đổi chúng và nếu điều đó không hiệu quả, hãy cởi mở chia sẻ ý định để phá bỏ quy tắc đó. Những người khác sẽ đánh giá cao bạn về điều đó. Thiết kế sự nổi loạn của bạn để tối đa hóa lợi ích cho người khác, và khi ấy, bạn có nhiều khả năng được tha thứ nhất.
- Dạy cách bất tuân cho người khác: Giảm thiểu các quy tắc vô ích sẽ giải phóng được sự sáng tạo. Và cách bạn nói cho họ những câu chuyện những người bước ra khỏi giới hạn sẽ giúp họ biết cách thực hiện hiệu quả.
- Tìm kiếm những đồng minh khác biệt: Chúng ta sẽ nhanh chóng tìm ra sự sáng tạo, phát triển khả năng nhận thức và tìm ra các giải pháp ẩn khi chúng ta ngồi với những người không cùng quan điểm.
6. Lãnh đạo
Dưới đây là một số kỹ năng làm việc với người khác và vượt qua áp lực xã hội luôn chống lại sự lãnh đạo.
- Chống lại sự đồng thuận vội vàng: Thay vì tung hô, cường điệu hóa và kết luận với lối tư duy an toàn từ nhóm ủng hộ chúng ta có thể chống lại và nói lên cái quan điểm theo lối tư duy của mình. Không chấp thuận có nghĩa tư duy chúng ta sẽ sáng tạo hơn.
Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, hãy nhớ rằng, những tư duy mặc định sẽ tiêu biến nếu những người dẫn dắt lắng nghe những người khác nói trước và mọi người đều nói lên quan điểm của mình.
- An toàn hóa sự mạo hiểm: An toàn không hề kìm chế sự sáng tạo. Bạn chắc sẽ không cảm thấy an toàn khi chọn rủi ro. Sự an toàn có khi còn tăng cường sự sáng tạo. Một vài sự tinh chỉnh cũng có thể kích thích sự sáng tạo.
- Không chỉ ghi nhận thành công, hãy khuyến khích sự mạo hiểm: Trực tiếp khuyến khích hoạt động thông minh, nhận diện thất bại hay đưa ra câu hỏi thông minh. Điều này sẽ giúp chuyển hướng các nhóm ra khỏi phương thức bảo thủ. Cho phép họ dấn thân vào những điều họ chưa khám phá.
Trên đây là một số những khái quát chung về tư duy đột phá thành công, hy vọng sẽ bổ ích cho mọi người trong công việc và cuộc sống.