Chuyên Đề An Toàn Sức Khỏe Nghề Nghiệp và Môi Trường Tháng 09/2019

CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG THÁNG 09/2019

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NHÂN VIÊN NHƯ THẾ NÀO?

Đánh giá nhân viên là một trong những hoạt động không thể thiếu của các công ty hiện nay. Nó diễn ra thường xuyên, và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của công ty trong tương lai. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về hoạt động này, hãy dành chút thời gian tìm hiểu thông tin cung cấp bên dưới đây.

Nội dung bao gồm:

  1. Giới thiệu chung về đánh giá nhân viên
  2. Những tiêu chí đánh giá nhân viên
    • Thái độ làm việc
    • Kiến thức chuyên môn
    • Kỹ năng mềm
    • Kết quả công việc

Chúng ta cùng đi vào nội dung chi tiết nhé!

  • Giới thiệu chung về đánh giá nhân viên

Đánh giá nhân viên có thể được coi là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình quản lý nhân viên để có thể xem xét mức độ hoàn thành công việc, khả năng phù hợp với công việc, công ty của một nhân viên nào đó trong một khoảng thời gian nhất định để đưa ra một chế độ khen thưởng và trừng phạt hợp lý.

Tại công ty Phước Thành, đánh giá năng lực nhân viên được thực hiện đình kỳ 2 lần/ năm, kết quả đánh giá là cơ sở để Ban Giám Đốc công ty có chiến lược phát triển mỗi cá nhân, hoặc đề xuất thưởng, tăng lương,

Những tiêu chí đánh giá nhân viên

  • Thái độ làm việc

Tiêu chí đầu tiên chúng ta cần nói đến chính là thái độ làm việc, vì thái độ quyết định hiệu quả làm việc. Một nhân viên có năng lực tốt biểu hiện thái độ như sau:

  • Tự tin

Tự tin là yếu tố rất quan trọng đối với mỗi người, nó đem lại sự can đảm để vượt qua mọi sự trở ngại.

  • Giờ giấc

Thời gian là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá tính chuyên nghiệp của mỗi nhân viên. Quản lý thời gian hiệu quả cũng là một trong những tiêu chí đánh giá nhân viên. Bạn không cần phải làm việc 12-14 giờ một ngày, nhưng thời gian bạn phải làm việc phải thực sự hiệu quả. Đây chính là điều mà tất cả các công ty đều quan tâm, để ý.

  • Cẩn trọng

Chăm sóc công việc chu đáo, cẩn thận sẽ là yếu tố mang lại hiệu quả làm việc tốt, đây cũng chính là yếu tố giúp nhận được sự tin tưởng từ đồng nghiệp và cấp trên. 

  • Tôn trọng

Nhân viên làm việc bắt buộc cần phải có sự tôn trọng đối với cấp trên và đồng nghiệp của mình. Sau đó, có sự tôn trọng cho đối tác. Chắc chắn không công ty nào muốn nhân viên thô lỗ, cục cằn và những cư xử không đúng mực.

Bạn hãy nhớ trong cuộc sống và công việc, bí quyết vàng cho người thành công là bất kể ai chúng ta cũng nên có thái độ tôn trọng và khiêm nhường.Tôn trọng khách hàng là ý thức. Tôn trọng đối thủ cạnh tranh là độ lượng. Tôn trọng tất cả mọi người chính là giáo dưỡng.

  • Tình thần đồng đội

 Tinh thần đồng đội là điều kiện tiên quyết để xây dựng nên một tập thể khỏe mạnh và phát triển bền vững. Đối với công ty, tinh thần đồng đội lại cần thiết gấp bội lần, có tinh thần đồng đội con người ta mới biết thương yêu đùm bọc nhau và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong công việc cũng như trong cuộc sống, điều này tạo nên bản sắc văn hóa, lối sống lành mạnh trong tập thể công ty, từ đó tạo thành đòn bẫy về năng lực nhân sự giúp công ty ngày càng phát triển thịnh vượng. 

  • Nhiệt tình

Nhiệt tình trong công việc sẽ giúp bầu không khí làm việc trở lên cấp bách và chuyên nghiệp, được khách hàng đánh giá cao. Sự nhiệt huyết, đam mê cũng là một yếu tố mang lại kết quả tốt công việc cực kì tốt, có lợi rất lớn đối với công ty.

  • Trung thực

Một nhân viên trung thực luôn được đánh giá cao vì họ biết sự khác biệt giữa đúng và sai, công tư phân minh để làm việc thật tốt.

  • Suy nghĩ tích cực

Với các chủ công ty, nhân viên luôn có tinh thần tích cực trong công việc là những người có thể gắn bó lâu dài với công ty và luôn có sự cầu tiến trong công việc. Những người này sẽ đóng góp rất nhiều và mang đến cho môi trường làm việc một cách chuyên nghiệp, thân thiện và tích cực.

  • Tinh thần ham học hỏi, cầu tiến

Với thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, nếu bạn không liên tục cập nhật, nâng cấp bản thân cả về chuyên môn lẫn kỹ năng, chắc chắn bạn sẽ là người thua cuộc.

Cầu tiến trong công việc chính là mong muốn hoàn thành công việc mà nhân viên muốn đạt được. Khả năng thích ứng mang lại hiệu quả tích cực trong công việc, bao gồm cả tinh thần và thể chất.

  • Kiến thức chuyên môn

Kiến thức chuyên môn là tổng hợp các kiến thức, nghiệp vụ, kinh nghiệm làm việc mà  mỗi cá nhân buộc phải có khi tham gia bất kỳ ngành nghề nào hiện nay ví dụ như: kiến thức chuyên môn kế toán, kiến thức chuyên môn xây dựng hay kiến thức chuyên môn an toàn,… Vì vậy, khi bạn có kiến thức chuyên môn tốt hơn người khác thì cơ hội việc làm cũng sẽ cao hơn, nó chính là một trong 3 yếu tố quyết định sự thành công trong công việc và sự nghiệp của môi người.

  • Kỹ năng mềm

Ngoài ra, nhân viên sẵn sàng nhận thêm và hoàn thành các nhiệm vụ phát sinh, không ngại khó, làm kiêm các nhiệm vụ của nhân viên khác khi họ vắng mặt. Đây là tiêu chí tìm ra người xuất sắc.

Có rất nhiều phương pháp đánh giá năng lực nhân viên, hiện nay công ty Phước Thành đang thực hiện theo phương pháp định lượng, Anh/ Chị có thể xem chi tiết tại Quy định đánh giá năng lực nhân viên công ty.

Ngoài ra, một phần không thể thiếu khi mang đến thành công, hiệu quả làm việc của nhân viên  chính là các kỹ năng mềm.

Các kỹ năng mà chúng ta cần phải trang bị để sẵn sàng cho Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và để khẳng định năng lực bản thân bao gồm:

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp

Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng phân tích, nhìn nhận, đánh giá một vấn đề để có thể tự mình đưa ra các giải pháp có thể giải quyết được những khó khăn đang gặp phải, hoặc ít nhất có thể giảm thiểu được các hậu quả mà vấn đề đó gây ra.

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng mềm có tầm quan trọng rất cao trong số những kỹ bộ năng cần thiết cho nhân công ngày nay. Theo báo cáo trên, trong năm 2020, có tới 36% việc làm sẽ đòi hỏi ứng viên buộc phải có kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp!

  • Kỹ năng tư duy phản biện

Kỹ năng tư duy phản biện được hiểu đơn giản là sử dụng logic và lập luận để nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của các giải pháp, kết luận và đưa ra cách tiếp cận khác nhau đối với các vấn đề.

  • Kỹ năng sáng tạo

Tư duy sáng tạo là một quá trình tạo ra ý tưởng,  thử nghiệm ý tưởng …Kết quả này có ít nhiều mới mẻ mà trước đây chúng ta chưa nhìn thấy.

 Tiêu chí sáng tạo ở đây chính là “tính mới lạ” và “tính có giá trị”(có ích lợi hơn, tiến bộ hơn so với cái cũ).

Chính nhờ có sáng tạo trong ứng dụng công nghệ mà công ty mới có thể phát triển ra những sản phẩm và dịch vụ mới, phục vụ cho nhu cầu đang không ngừng biến đổi của thị trường.

  • Kỹ năng quản trị con người

Khi máy móc lên ngôi, nguồn lực những tài năng ưu tú sẽ còn đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong các hoạt động của công ty hay tổ chức. Do đó, kỹ năng quản lý nhân sự, với bản chất là việc khai thác tốt nguồn lực con người để phục vụ phát triển công ty và xã hội, sẽ là một kỹ năng quan trọng mà một nhà quản lý cần phải trau dồi.

  • Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm nhằm phát triển tiềm năng, năng lực của tất cả các thành viên và thúc đẩy hiệu quả công việc.

Con người là sinh vật có tính cộng đồng cao, sinh ra là để hợp tác cùng nhau, những người cảm nhận được tình đồng đội sẽ gắn bó hơn với công việc, duy trì năng suất làm việc cao, phát huy sự sáng tạo, tạo ra lợi nhuận cho công ty và nâng cao mức độ hạnh phúc cho chính bản thân họ…

 Ngày nay, trong xã hội hiện đại, gần như tất cả các công việc đều yêu cầu mỗi cá nhân phải hoạt động trong một nhóm làm việc chung nào đó.

  • Kỹ năng đánh giá và ra quyết định

Trong một thời đại thông tin là vàng bạc, các công ty đang ra sức thu thập tối đa số lượng thông tin có thể. Hẳn nhiên, họ cần những cá nhân có thể xử lý, phân tích và đưa ra những quyết định “thay đổi cuộc chơi” dựa vào lượng thông tin này.

 Ngoài ra, nhà quản lý cũng kỳ vọng ở những nhân công có khả năng tiếp thu và đóng góp những ý kiến chiến lược cho đồng nghiệp cũng như cấp trên.

  • Kỹ năng đàm phán

Đàm phán là kỹ năng tiến hành trao đổi, thảo luận với một hay nhiều bên để đạt được những thỏa thuận. Tình huống cần đàm phán diễn ra khi có những mâu thuẫn, hoặc những mối quan tâm chung cần giải quyết. Một cá nhân để hoàn toàn làm chủ kỹ năng đàm phán phải sở hữu phản xạ ứng xử nhanh nhậy, biết lắng nghe và có thể đem lại cảm giác dễ chịu cho người đối diện. Song song với đó, họ đồng thời cũng phải biết tranh luận, thuyết phục.

  • Trí tuệ cảm xúc

 Peter Salovey và John D.Mayer – được coi là cha đẻ của khung lý thuyết về trí thông minh cảm xúc, định nghĩa như sau: “khả năng theo dõi cảm giác và cảm xúc của mình cũng như của người khác, phân biệt chúng, và sử dụng thông tin này để dẫn dắt tư duy và hành động của mình”

5 yếu tố cấu thành nên trí thông minh cảm xúc:

  • Khả năng am hiểu bản thân:Kiến thức về các trạng thái bên trong, sở thích, nguồn lực và trực giác của chính mình.
  • Khả năng kiểm soát bản thân:Khả năng quản lý các trạng thái bên trong, các xung động, và nguồn lực của chính mình.
  • Động lực:Những xu hướng cảm xúc dẫn dắt hoặc hỗ trợ việc đạt được mục tiêu
  • Cảm thông:Khả năng am hiểu cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của người khác
  • Kỹ năng xã hội:Sự thành thạo trong việc gợi ra những phản ứng mong muốn bên trong người khác.

 Công ty luôn đánh giá cao những cá nhân có khả năng tác động tích cực vào nhận thức, thái độ và hành vi của những người xung quanh.

Kết quả công việc

Mức độ hoàn thành công việc cũng là một trong những nhân tố dùng để đánh giá nhân viên, đây là tín hiệu cho người quản lý có thể thực hiện đánh giá tốt nhất về hiệu suất của nhân viên. Thông qua tiêu chí này những nhà quản lý sẽ đưa ra được những kế hoạch đào tạo phù hợp và những chính sách giúp nâng cao năng lực nhân viên tốt nhất.

Tóm lại, để đánh giá năng lực của một nhân viên, chúng ta xét các chỉ tiêu gồm:

  • Thái độ làm việc
  • Kiến thức chuyên môn
  • Kỹ năng mềm
  • Kết quả công việc

Bạn đã biết công ty đánh giá năng lực nhân viên như thế nào rồi đúng không!

Như đã đề cập, mục đích của việc đánh giá nhân viên là cải thiện hiệu suất công việc, thúc đẩy nhân viên, và tạo động lực kịp thời, giúp nhân viên vượt qua những thiếu sót một cách nhanh chóng để đảm bảo tiến độ phát triển trong công ty. Vậy chúng ta hãy cũng nhìn lại bản thân để thấu hiểu năng lực mình tới đâu và cùng phấn đấu, hoàn thiện bản thân, góp phần xây dựng công ty ngày một vươn xa hơn!

BAN AN TOÀN CÔNG TY PHƯỚC THÀNH